Quy Định Thuê Mặt Bằng Kinh Doanh

Cho thuê mặt bằng được xem là hoạt động kinh doanh bất động sản dựa theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện nay. Thuê mặt bằng kinh doanh là một quyết định quan trọng ảnh hưởng đến sự thành bại của doanh nghiệp. Do đó, bạn cần tìm hiểu kỹ về các yếu tố liên quan, đặc biệt là các quy định pháp lý để đảm bảo quyền lợi của mình và dưới đây là một số quy định thuê mặt bằng kinh doanh mà bạn cần phải đặc biệt lưu ý khi quyết định tìm hiểu và đi thuê kinh doanh.

  1. Xác định đúng mục tiêu và nhu cầu thuê mặt bằng kinh doanh của bạn:

– Mục đích kinh doanh: đầu tiên bạn cần xác định rõ ràng loại mô hình kinh doanh mà bạn đang hướng tới để lựa chọn mặt bằng sao cho phù hợp nhất với mong muốn và tài chính. Có nhiều loại mô hình kinh doanh như bán lẻ, nhà hàng, văn phòng, kho xưởng,…

– Diện tích mặt bằng: Diện tích cần thiết phụ thuộc vào quy mô hoạt động, lượng hàng hóa và số lượng nhân viên.

– Vị trí mặt bằng: Vị trí mà muốn thuê mặt bằng kinh doanh cần phải thuận lợi nhất cho việc tiếp cận khách hàng mục tiêu, khách hàng tiềm năng, đối tác và có giao thông thuận tiện để khách hàng và đối tác có thể dễ dàng lui tới và nhận diện được thương hiệu của bạn.

– Giá thuê: Cần cân nhắc khả năng tài chính của doanh nghiệp để lựa chọn mức giá phù hợp.

  1. Nên tìm kiếm mặt bằng kinh doanh thông qua những cách nào ?

Hiện nay có rất nhiều công cụ tiện ích và công ty chuyên về dịch vụ hỗ trợ tìm kiếm nhà thông qua đó sẽ giúp khách hàng tiết kiệm chi phí và tránh lãng phí thời gian và công sức trong đó bạn có thể tham khảo bao gồm các trang website như Connectland.vn, Muaban.net, … hoặc liên hệ đến công ty chuyên hỗ trợ như công ty môi giới Connect Land,… Bạn cũng có thể tham khảo thông qua hỏi han bạn bè, người thân có kinh nghiệm trong lĩnh vực kinh doanh.

  1. Tham quan và đánh giá thuê mặt bằng kinh doanh:

– Kiểm tra kỹ hiện trạng mặt bằng, bao gồm hệ thống điện nước, an ninh, PCCC,…

– Đánh giá vị trí và những tiện ích hiện có ở xung quanh mặt bằng, mật độ dân cư, giao thông và cả đối thủ cạnh tranh,…

– Bạn cầ tham khảo thêm các ý kiến của chuyên gia chuyên về lĩnh vực này hoặc nhờ sự trợ giúp từ các công ty cho thuê nếu cần thiết.

  1. Thương lượng và ký hợp đồng thuê mặt bằng kinh doanh:

– Thỏa thuận và thương lượng một cách rõ ràng về giá cả, thời gian thuê mặt bằng, hình thức khi thanh toán và cả trách nhiệm của hai bên cần có,…

– Hợp đồng cần được lập thành một văn bản trong đó có ghi đầy đủ các điều khoản cần thiết dựa theo những quy định của pháp luật.

– Nên có sự giám sát của luật sư khi ký hợp đồng.

  1. Một số quy định thuê mặt bằng kinh doanh của pháp luật

– Theo bộ luật Dân sự 2015 thì có quy định thuê mặt bằng kinh doanh, hợp đồng thuê nhà, quyền và nghĩa vụ của cả hai bên.

– Theo Luật kinh doanh bất động sản mới nhất ( 2023 ) có quy định rõ về điều kiện kinh doanh, nghĩa vụ thuế của người thuê và người cho thuê,…

=> Bạn có thể tìm hiểu thêm thông qua: https://connectland.vn/tin-tuc/luat-kinh-doanh-bat-dong-san-moi-nhat-hien-nay

– Theo Luật Đất đai 2013 có quy định về quyền sử dụng đất, quyền chuyển nhượng, cho thuê đất,…

Ngoài ra, bạn cũng cần lưu ý về một số quy định thuê mặt bằng kinh doanh sau: 

– Phải đảm bảo có đầy đủ giấy phép kinh doanh phù hợp với loại hình kinh doanh.

– Tuân thủ các quy định về vệ sinh môi trường, an ninh trật tự, an toàn thực phẩm…

– Tham gia đầy đủ bảo hiểm cháy nổ, trộm cắp tài sản,…

– Thuê mặt bằng kinh doanh là một việc vô cùng quan trọng vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến cửa hàng, doanh nghiệp cụ thể là hoạt động kinh doanh của bạn do đó bạn cần cân nhắc kỹ lưỡng và thực hiện đầy đủ các thủ tục theo quy định pháp luật để đảm bảo quyền lợi của mình.