Trang chủ>>Tin Tức>>Góc tư vấn
Quy Trình Chuyển Nhượng Bất Động Sản
Chuyển nhượng bất động sản là quá trình pháp lý để chuyển quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng một tài sản bất động sản từ người này sang người khác. Quy trình này bao gồm nhiều bước, từ việc chuẩn bị hồ sơ đến đăng ký biến động tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Các bước trong quy trình chuyển nhượng bất động sản
-
Thỏa thuận mua bán:
- Cả hai bên người mua và người bán phải thống nhất về giá cả, điều kiện thanh toán và thời gian giao nhà.
- Lập hợp đồng đặt cọc để xác nhận ý định giao dịch của cả 2 bên tránh xảy ra tranh chấp.
-
Kiểm tra pháp lý:
- Người mua: Kiểm tra giấy tờ pháp lý của bất động sản như sổ đỏ, giấy phép xây dựng, giấy tờ liên quan đến các khoản nợ (nếu có).
- Cả hai bên: Phải kiểm tra xem bất động sản đó có đang bị thế chấp, tranh chấp hay bị kê biên không để kịp thời giải quyết.
-
Lập hợp đồng ủy quyền chuyển nhượng bất động sản:
- Hợp đồng phải được lập thành văn bản và có công chứng.
- Hợp đồng cần ghi rõ thông tin về các bên, đối tượng chuyển nhượng, giá trị chuyển nhượng bất động sản, phương thức thanh toán, các điều khoản khác…
-
Thanh toán chuyển nhượng bất động sản:
- Người mua thanh toán toàn bộ số tiền theo thỏa thuận trong hợp đồng.
- Có thể thanh toán một lần hoặc nhiều lần theo tiến độ dự án.
-
Thủ tục phải đăng ký tại các cơ quan nhà nước về chuyển nhượng bất động sản
- Chuẩn bị hồ sơ: Hồ sơ bao gồm hợp đồng chuyển nhượng bất động sản đã công chứng, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, các giấy tờ tùy thân của các bên…
- Nộp hồ sơ: Nộp hồ sơ tại cơ quan đăng ký đất đai nơi có bất động sản.
- Nhận giấy chứng nhận quyền sở hữu mới: Sau khi hoàn tất thủ tục, người mua sẽ nhận được giấy chứng nhận quyền sở hữu mới mang tên mình.
-
Hồ sơ cần chuẩn bị chuyển nhượng bất động sản:
- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
- Hộ khẩu, chứng minh nhân dân của các bên
- Giấy đăng ký kết hôn (nếu có)
- Bản vẽ thiết kế nhà (nếu có)
- Hợp đồng mua bán đã công chứng
- Các giấy tờ khác theo yêu cầu của cơ quan nhà nước đăng ký ( nếu có )
Những lưu ý trong quá trình chuyển nhượng bất động sản
-
Trước khi ký kết hợp đồng chuyển nhượng bất động sản:
- Kiểm tra giấy tờ pháp lý:
- Sổ đỏ: Đảm bảo sổ đỏ chính chủ, không bị thế chấp, tranh chấp, kê biên.
- Giấy phép xây dựng: Đối với nhà ở, cần kiểm tra giấy phép xây dựng để đảm bảo công trình hợp pháp.
- Các giấy tờ liên quan: Giấy tờ chứng minh quyền sở hữu khác như hợp đồng mua bán trước đó, quyết định giao đất…
- Kiểm tra thông tin về bất động sản cần chuyển nhượng
- Diện tích: Kiểm tra diện tích thực tế có đúng như thông tin ghi trên sổ đỏ không.
- Vị trí: Xác minh vị trí thực tế của bất động sản có đúng như thông tin đã được cung cấp.
- Môi trường xung quanh: Đánh giá về môi trường sống và các tiện ích xung quanh nhà để đảm bảo phù hợp với nhu cầu sinh sống của bạn.
- Kiểm tra lịch sử giao dịch chuyển nhượng bất động sản:
- Tìm hiểu xem bất động sản đã từng được chuyển nhượng bao nhiêu lần, có phát sinh tranh chấp nào không.
- Tham khảo ý kiến của chuyên gia: Bạn nên nhờ luật sư hoặc chuyên gia về bất động sản tư vấn để đảm bảo quyền lợi tối ưu nhất của mình.
-
Khi ký kết hợp đồng chuyển nhượng bất động sản:
- Đọc kỹ hợp đồng: Đọc kỹ từng điều khoản trong hợp đồng, đặc biệt chú ý đến các điều khoản về giá cả, phương thức thanh toán, thời hạn giao nhà, trách nhiệm của các bên…
- Công chứng hợp đồng: Hợp đồng chuyển nhượng phải được công chứng tại các văn phòng công chứng để có giá trị pháp lý tránh tranh chấp xảy ra.
- Thanh toán an toàn: Nên thanh toán qua tài khoản ngân hàng để có bằng chứng thanh toán.
-
Sau khi ký kết hợp đồng chuyển nhượng bất động sản:
- Thực hiện thủ tục đăng ký sang tên: Hoàn tất thủ tục đăng ký sang tên tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
- Nhận giấy chứng nhận quyền sở hữu mới: Sau khi hoàn tất thủ tục, bạn sẽ nhận được giấy chứng nhận quyền sở hữu mới mang tên mình.
Những rủi ro có thể gặp phải và cách để phòng tránh trong quá trình chuyển nhượng bất động sản
- Bất động sản có tranh chấp: Để tránh rủi ro này bạn cần kiểm tra kỹ thông tin pháp lý của bất động sản trước cần chuyển nhượng trước khi giao dịch.
- Hợp đồng không công chứng: Hợp đồng không công chứng sẽ không có giá trị pháp lý và có thể dẫn đến tranh chấp.
- Mất mát tài sản: Nên thanh toán qua tài khoản ngân hàng để có bằng chứng thanh toán.
- Bị lừa đảo: Cẩn trọng với những lời mời chào hấp dẫn quá mức, kiểm tra thông tin của người bán một cách kỹ lưỡng.
Theo dõi Connect Land để cập nhật những thông tin mới nhất.